Chủng HPV 16 và 18 gây bệnh gì?
Bài viết được tham vấn y khoa từ Bác sĩ Hoàng Thanh Dung – chuyên gia sản khoa, giám đốc chuyên môn Euro Pharm VN. Trân trọng cung cấp thông tin tới quý bạn đọc!
Chủng HPV 16 và 18 thuộc nhóm HPV nguy cơ cao và là 2 chủng HPV có nguy cơ cao nhất dẫn đến ung thư cổ tử cung. Vì vậy, khi nhiễm HPV 16 và 18, cần có biện pháp ngăn chặn sự tiến triển của 2 chủng virus HPV này, nhằm phòng ngừa nguy cơ ung thư.
HPV (Human Papillomavirus) là một loại virus gây u nhú ở người và là một trong những loại virus phổ biến nhất hiện nay. Virus HPV ẩn trú sâu ở lớp đáy của tế bào niêm mạc nên nó khó đào thải ra khỏi cơ thể và tồn tại dai dẳng, gây nên các bệnh lý như sùi mào gà hoặc ẩn chứa nguy cơ ung thư. Biện pháp hỗ trợ cơ thể tăng đào thải HPV sẽ giúp giảm các nguy cơ biến chứng từ virus này.
HPV có hơn 100 chủng khác nhau, trong đó khoảng 40 chủng lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục và gây bệnh ở các bộ phận sinh dục, hậu môn, thậm chí cả vùng miệng, cổ họng. Tuy nhiên, không phải tất cả các chủng HPV đều gây bệnh nghiêm trọng. Có những loại HPV nguy cơ thấp gây ra mụn cóc sinh dục hay còn gọi là sùi mào gà. Nhưng những loại thuộc nhóm HPV nguy cơ cao có thể dẫn đến các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư vòm họng; trong đó HPV 16 và HPV 18 là hai chủng dễ gặp nhất trong nhóm HPV nguy cơ cao, là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các trường hợp ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Hiểu rõ về virus HPV 16, 18 sẽ giúp người nhiễm HPV nhận thức được các biện pháp điều trị và kiểm soát hiệu quả tình trạng nhiễm HPV của mình. Bài viết được tham vấn y khoa từ Bác sĩ Dương Kim Luận.
1. HPV 16 và HPV 18 có nguy hiểm không?
HPV 16 và HPV 18 là hai chủng dễ gặp nhất trong nhóm HPV nguy cơ cao và lây nhiễm chủ yếu qua quan hệ tình dục, là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các trường hợp ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Sau khi xâm nhập vào niêm mạc cổ tử cung, HPV 16, 18 ẩn náu sâu ở tận lớp đáy của tế bào, vì vậy nó khó đào thải ra khỏi cơ thể và tồn tại dai dẳng trong cổ tử cung. Cộng thêm vị trí niêm mạc cổ tử cung là ở bên trong, không thể quan sát bên ngoài, càng khiến sự tiến triển của virus HPV 16, 18 diễn ra âm thầm và nguy hiểm hơn.
Theo thống kê, HPV 16 và HPV 18 là nguyên nhân của hơn 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Không chỉ vậy, chúng còn liên quan đến nhiều loại ung thư khác như ung thư dương vật, ung thư hậu môn, và một số loại ung thư vùng đầu và cổ như ung thư lưỡi, ung thư vòm họng.
Mức độ nguy hiểm của HPV 16 và HPV 18 phụ thuộc vào tình trạng nhiễm HPV của người bệnh đang ở giai đoạn nào. Không phải cứ nhiễm HPV 16, 18 là sẽ bị ung thư tử cung, hoặc bị ung thư tử cung ngay lập tức. Quá trình từ khi nhiễm HPV tới khi xuất hiện những tổn thương ở cổ tử cung và tới ung thư cổ tử cung là cả một quá trình tiến triển khá dài, nếu cơ thể đào thải được HPV sớm thì nguy cơ ung thư sẽ giảm đáng kể.
Vì vậy, ngay khi xét nghiệm dương tính với HPV 16, 18, người bệnh cần thực hiện tiếp xét nghiệm tế bào để xem mình thuộc giai đoạn tiến triển nào trong quá trình nhiễm HPV dưới đây:
Giai đoạn 1: Nhiễm HPV 16, 18 nhưng cổ tử cung chưa có tổn thương. Giai đoạn này, virus HPV xâm nhập qua các vết nứt trên niêm mạc da, đi sâu xuống và phát triển ở lớp tế bào đáy, lúc này, bệnh nhân chưa có tổn thương.
Giai đoạn 2: Virus HPV 16, 18 từ lớp đáy lây nhiễm lên bề mặt niêm mạc và có tổn thương mức độ thấp LSIL, ASCUS, CIN 1.
Giai đoạn 3: Nhiễm HPV 16, 18 tiến triển thành tổn thương mức độ cao HSIL, CIN II, CIN III. Đến giai đoạn 3, nếu virus HPV không được đào thải ra ngoài, người nhiễm sẽ có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư cổ tử cung.
Các giai đoạn tiến triển khi nhiễm HPV thể hiện mức độ nguy hiểm khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần xác định xem mình đang nhiễm HPV ở giai đoạn nào.
2. Virus HPV 16, 18 gây bệnh gì?
Cần nhắc lại rằng, virus HPV 16, 18 rất phổ biến và dễ lây nhiễm, nó có thể bị đào thải ra ngoài nhờ hệ miễn dịch khỏe mạnh của cơ thể. Nhưng với những người hệ miễn dịch yếu kém, virus HPV 16, 18 không được đào thải sớm, ẩn trú dai dẳng tại lớp đáy của tế bào và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số bệnh lý do HPV 16 và 18 gây ra:
- Ung thư cổ tử cung: Đây là bệnh lý nghiêm trọng nhất mà hai chủng virus này có thể gây ra. Tuy nhiên, từ khi nhiễm HPV đến giai đoạn tiến triển thành ung thư là quãng thời gian khá dài, vì vậy, người nhiễm HPV 16, 18 nên có biện pháp hỗ trợ cơ thể tăng đào thải virus HPV.
- Ung thư hậu môn: HPV 16 cũng có thể gây ra ung thư hậu môn, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.
- Ung thư dương vật: Ở nam giới, HPV 16 có liên quan đến một số trường hợp ung thư dương vật, đặc biệt là khi không có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
- Ung thư vòm họng: Cả HPV 16 và HPV 18 đều có thể gây ra ung thư vòm họng và các khu vực vùng đầu cổ, thường thông qua quan hệ tình dục bằng miệng.
Ngoài ra, mặc dù các loại HPV này không gây ra mụn cóc sinh dục (do các chủng HPV 6 và 11 gây ra), nhưng chúng gây nên những biến đổi tiền ung thư trong các mô của cơ quan sinh dục và hậu môn.
3. Nhiễm virus HPV 16, 18 có chữa được không?
Phác đồ điều trị khi nhiễm HPV 16, 18 có liên quan chặt chẽ đến các giai đoạn tiến triển như đã đề cập phía trên.
Cách điều trị khi nhiễm HPV 16, 18 ở giai đoạn 3: giai đoạn này, bác sĩ thường chỉ định phương pháp can thiệp như:
- Phẫu thuật khoét chóp: Cắt bỏ các khối u hoặc mô tổn thương.
- Đốt điện hoặc laser: Loại bỏ các vùng mô bị nhiễm virus.
- Tăng hệ miễn dịch: Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể để tăng đào thải virus HPV.
Cách điều trị khi nhiễm HPV 16, 18 ở giai đoạn 2: giai đoạn này, tùy vào mức độ tổn thương, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp:
- Đốt điện hoặc laser: Loại bỏ các vùng mô bị nhiễm virus.
- Tăng hệ miễn dịch: Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể để tăng đào thải virus HPV.
Cách điều trị khi nhiễm HPV 16, 18 ở giai đoạn 1: giai đoạn này HPV chưa gây tổn thương ở cổ tử cung, do đó chỉ định điều trị là tăng hệ miễn dịch: tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể để tăng đào thải virus HPV.
Như vậy, dù ở bất cứ giai đoạn nào, phương pháp điều trị hỗ trợ tăng đào thải virus HPV 16, 18 ra khỏi cơ thể là cơ chế tất yếu, tác động đến tận gốc của tình trạng nhiễm HPV. Do đó, các chị em không nên quá lo sợ, hãy tập trung vào việc hỗ trợ tăng đào thải virus HPV nhằm ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung.
4. Cách tăng đào thải HPV 16, 18
Để có biện pháp hỗ trợ tăng đào thải virus HPV 16, 18 một cách khoa học và hiệu quả, cần phải hiểu HPV xâm nhập vào bên trong tử cung bằng cách nào, cơ chế đào thải HPV là gì, từ đó có cách thúc đẩy cơ chế đào thải HPV 16, 18 ra khỏi cơ thể.
Tại sao nhiễm virus HPV?: Virus HPV 16, 18 xâm nhập vào bên trong cổ tử cung thông qua các kẽ nứt của niêm mạc, có thể là vết xây xước, tình trạng viêm nhiễm vùng sinh dục do nấm, vi khuẩn… Sau khi xâm nhập vào bên trong tế bào, virus HPV sẽ ẩn trú tại lớp đáy của tế bào. Nếu không được cơ thể đào thải ra ngoài, virus HPV sẽ phát triển lây lan và dần dần gây nên những tổn thương tại tử cung.
Cơ chế đào thải HPV là gì?: Virus HPV 16, 18 bị hệ miễn dịch của cơ thể đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch yếu sẽ khó đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể, khiến virus tồn tại dai dẳng tại cổ tử cung và tiến triển dần đến giai đoạn nặng hơn.
Cách hỗ trợ tăng đào thải virus HPV: muốn tăng khả năng đào thải HPV, cần tăng hệ miễn dịch của cơ thể, đồng thời ngăn chặn các điều kiện và môi trường khiến virus HPV dễ xâm nhập như viêm nhiễm do nấm, vi khuẩn, các tế bào niêm mạc bị tổn thương như vết nứt.
- Sử dụng các sản phẩm tăng hệ miễn dịch tại chỗ vùng sinh dục: đặc biệt sản phẩm sử dụng công nghệ thân dầu có khả năng bám dính tốt, thẩm thấu sâu vào tận lớp đáy – nơi virus HPV trú ngụ, tăng hệ miễn dịch cơ thể, từ đó tăng khả năng đào thải HPV.
- Vệ sinh vùng sinh dục một cách an toàn, khoa học: bằng các dung dịch vệ sinh chuyên sâu, có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn, ngăn chặn virus xâm nhập (trong đó có virus HPV). Dung dịch vệ sinh chuyên sâu sử dụng công nghệ thân dầu còn có công dụng dưỡng ẩm và tái tạo biểu mô, làm liền các kẽ nứt, chặn đường không cho virus HPV xâm nhập vào bên trong.
- Duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, điều độ: ăn uống đủ dinh dưỡng, ngủ đủ…
- Quan hệ tình dục an toàn: đặc biệt, khi vợ bị virus HPV 16, 18, người chồng cũng cần sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên sâu để ngăn ngừa tình trạng lây chéo HPV.
5. Vợ bị HPV 16, chồng có bị không?
Khi một người phụ nữ bị nhiễm HPV 16, nguy cơ lây nhiễm cho chồng là rất cao nếu không có biện pháp phòng ngừa khi quan hệ tình dục. Virus HPV có thể lây lan qua tiếp xúc da kề da, và bao cao su không thể bảo vệ hoàn toàn, do vùng da xung quanh không được che phủ vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh. Điều này đồng nghĩa với việc cả hai đều cần phải có biện pháp bảo vệ khi quan hệ và cả chồng cũng nên xét nghiệm để kiểm tra tình trạng nhiễm HPV.
Cả vợ và chồng nên sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên sâu để ngăn ngừa tình trạng lây chéo HPV.
6. Vợ bị nhiễm HPV 16, chồng có phải đi xét nghiệm không?
Trong trường hợp vợ bị nhiễm HPV 16, chồng nên đi xét nghiệm. HPV ở nam giới thường không gây ra triệu chứng rõ ràng, nhưng vẫn có thể lây lan và gây ra những bệnh lý nghiêm trọng như ung thư dương vật hoặc hậu môn. Xét nghiệm sớm giúp xác định tình trạng nhiễm bệnh và có biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời.
7. Bị nhiễm HPV 16 có quan hệ được không?
Người bị nhiễm HPV 16 vẫn có thể quan hệ tình dục, nhưng cần sử dụng biện pháp bảo vệ để giảm nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình. Bao cao su là một trong những phương pháp giúp giảm nguy cơ lây lan virus, tuy nhiên, không thể bảo vệ hoàn toàn vì virus HPV có thể lây qua các vùng da không được bao cao su che phủ.
Cả vợ và chồng nên sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên sâu để ngăn ngừa tình trạng lây chéo HPV.
8. Bị nhiễm HPV 18 phải làm sao?
Khi bị nhiễm HPV 18, việc đầu tiên bạn cần làm là thăm khám bác sĩ để được xét nghiệm tế bào, nhằm xem xét mình đang bị nhiễm HPV ở giai đoạn tiến triển nào, sau đó sẽ có phác đồ điều trị phù hợp với từng giai đoạn. HPV 18 là một trong những chủng nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư khác, vì vậy việc kiểm tra định kỳ là rất quan trọng. Bác sĩ có thể theo dõi và xử lý các tổn thương tiền ung thư nếu phát hiện sớm. Ngoài ra, việc duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện tiêm phòng vaccine HPV giúp giảm nguy cơ biến chứng.
9. Bị nhiễm HPV 16 có thai được không?
Phụ nữ bị nhiễm HPV 16 vẫn có thể mang thai, nhưng cần được theo dõi sức khỏe cẩn thận. Mặc dù HPV không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai, nhưng các tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung có thể làm phức tạp quá trình mang thai. Nếu phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, khả năng mang thai và sinh con vẫn hoàn toàn khả thi.
10. Phòng ngừa nhiễm virus HPV 16, 18
Phòng ngừa vẫn là giải pháp hiệu quả nhất trong việc giảm nguy cơ nhiễm virus HPV 16, 18. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả:
- Tiêm phòng vaccine HPV: Đây là biện pháp hàng đầu giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chủng HPV nguy cơ cao.
- Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su giúp giảm nguy cơ lây nhiễm, dù không thể bảo vệ hoàn toàn. Cả vợ và chồng nên sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên sâu để ngăn ngừa tình trạng lây chéo virus HPV.
- Giữ vệ sinh cá nhân: Đặc biệt là vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân: như khăn tắm, đồ lót…
- Duy trì lối sống lành mạnh: ăn uống đủ dinh dưỡng, duy trì giấc ngủ đủ
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Điều này giúp phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến HPV và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Virus HPV 16 và 18 là nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư khác. Phác đồ điều trị cần áp dụng phù hợp với từng giai đoạn tiến triển khi nhiễm HPV. Cách chữa là loại bỏ các tổn thương có nhiễm virus HPV (nếu ở giai đoạn nặng) song song với việc tăng hệ miễn dịch để tăng đào thải virus HPV.
Để được tư vấn chi tiết liệu trình phù hợp với tình trạng của bạn, bạn có thể liên hệ với đội ngũ chuyên môn của hãng dược Euro Pharm VN – đơn vị phát triển và cung cấp giải pháp Vulvovagi – Idrozoil: https://europharmvn.com
Hotline: 0242 123 9797